Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày:18/08/2022 lúc 08:10AM

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính có thể dẫn đến tử vong ở trẻ. Theo thống kê từ Bộ Y Tế, mỗi năm thế giới ghi nhận 3 – 5 triệu trường hợp trẻ sơ sinh tử vong bởi vì tiêu chảy. Để ngăn ngừa những điều xấu không đến với con em mình, bạn đọc hãy cùng Tã Sữa Subin theo dõi bài viết dưới đây nhằm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến mà trẻ sơ sinh thường gặp phải, các bé thường đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn/ngày. Có khá nhiều loại tiêu chảy khác nhau, mỗi một loại sẽ có nguyên nhân và cách điều trị riêng biệt. Phụ huynh cần xác định xem bé nhà mình tiêu chảy thuộc dạng nào để điều trị đúng cách, tránh dẫn tới biến chứng suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng.

Tiêu chảy là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Phân loại tiêu chảy

  • Tiêu chảy thẩm thấu: Khi cơ thể trẻ có quá nhiều nước kéo vào ruột hoặc hệ tiêu hóa kém (mắc bệnh về tụy hoặc bệnh Coeliac) trẻ sẽ xuất hiện tình trạng đi ngoài nhiều lần 
  • Tiêu chảy do kích thích bài tiết: Khi hệ tiêu hoá của trẻ bị kích thích, không dung nạp được dưỡng chất bởi khuẩn tả, hệ bài tiết ion âm và ion clorua sẽ dẫn tới tình trạng tiêu chảy.
  • Tiêu chảy rỉ mủ: Trường hợp này khi đi vệ sinh trong phân của trẻ sẽ có cả mủ lẫn máu. Nguyên nhân dẫn đến loại tiêu chảy này là do nhiều bệnh lý khác tác động như bệnh Crohn, nhiễm trùng đường ruột, viêm loét đại tràng,…
  • Kiết lỵ: Khi mô ruột bị xâm lấn bởi virus, vi khuẩn thì bé sẽ đi ngoài nhiều lần, trong phân có kèm máu nhìn thấy rất rõ. 

Nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy ở trẻ

Thông tin trên vừa được chia sẻ chắc cũng giúp bạn hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ tương đối đa dạng. Hầu hết khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, phụ huynh thường khó xác định chính xác lý do. Nhìn chung thì tình trạng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như:

  • Chế độ ăn của mẹ thay đổi, khi bé bú dẫn đến tình trạng tiêu chảy
  • Mẹ uống kháng sinh rồi cho bé bú hoặc bé sử dụng thuốc kháng sinh dẫn tới tác dụng phụ
  • Vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hoá của trẻ
  • Viêm mãn tính đường tiêu hóa như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
  • Hệ tiêu hoá không dung nạp được đường hoặc Protein
  • Dị ứng hoặc bị kích thích bởi sữa mẹ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất vẫn là nhiễm khuẩn bởi các virus Salmonella, Rotavirus hoặc ký sinh trùng Giardia. Điều này thường dẫn tới sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột khiến bé đi ngoài nhiều lần kèm theo đau đầu, sốt và nôn mửa.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khi trẻ mắc phải tình trạng tiêu chảy, phụ huynh cần chú ý quan sát để xác định rõ con em mình bị có nặng không. Bệnh lý này được bác sĩ phân thành 3 mức độ chính, bao gồm: Nhẹ, vừa và nặng. Trong đó mức độ tiêu chảy nặng (mất nước) là đáng lo nhất mà phụ huynh cần nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ. Dưới đây là biểu hiện của từng mức độ nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:

  • Mức độ nhẹ: Đi tiểu ít hơn bình thường, mệt mỏi, biếng ăn, miệng khô, mắt khô, quấy khóc nhưng không chảy nước mắt.
  • Mức độ vừa: Trũng mắt, da khô và ngủ li bì.
  • Mức độ nặng: Da mất khả năng đàn hồi, không đi tiểu trong 6 giờ, thóp đầu trũng xuống, cơ thể lờ đờ, hôn mê, bất tỉnh, mạch đập nhanh và tụt huyết áp. 

Mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn,… là triệu chứng thường đi kèm khi bé bị tiêu chảy

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài 2 tuần thì khả năng cao đã mắc phải tiêu chảy cấp. Điều này vô cùng nguy hiểm thường đi kèm theo một số biểu hiện như: Nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, rối loạn điện giải,… Nếu phụ huynh không đưa bé đi thăm khám, can thiệp kịp thời bởi y tế dễ dẫn tới tử vong.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Thuốc kháng sinh, men tiêu hoá,… là phương pháp đầu tiên thường được bác sĩ ứng dụng cho trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy. Bên cạnh đó trong quá trình điều trị, phụ huynh nên chú ý thực hiện một số hành động như sau để bảo đảm an toàn cho trẻ:

  • Cung cấp đủ nước cho trẻ để hạn chế mất nước
  • Tiếp tục cho bé bú nếu sữa mẹ không có vấn đề gì
  • Bổ sung thêm chất lỏng có chứa chất điện giải nếu bé có vẻ khát sữa
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
  • Sử dụng một số thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá như ngũ cốc, táo, chuối (nếu bé đã ăn dặm)
  • Hạn chế tối đa những loại thực phẩm như sữa hộp, nước ép trái cây,…

Phụ huynh cần kết hợp một số yếu tố khi điều trị tiêu chảy cho trẻ để an toàn hơn

Tham khảo thêm

Lời kết

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thực ra có thể xác định và điều trị nhanh chóng nếu có sự can thiệp đúng cách. Việc mất nước dẫn đến tử vong chỉ xảy ra nếu bố mẹ không biết cách xử lý cho bé. Chính vì thế, Tã Sữa Subin hy vọng bài viết của mình sẽ giúp bạn bỏ túi được nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ con em mình tốt hơn. Bạn hãy ưu tiên sử dụng thêm nhiều men tiêu hoá (thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá) do chúng tôi phân phối để bé thêm khỏe mạnh nhé.

CỬA HÀNG TÃ SỮA SUBIN

  • Địa chỉ: Số 756B Âu Cơ, Phường 14, Tân Bình, TP HCM
  • SĐT: 0965.975.275 – 0989.707.045
  • Website: https://tasuasubin.com/

 

Tasuasubin by Hang
Tin cùng chuyên mục :
BÌNH LUẬN