Vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả

Ngày:15/08/2022 lúc 22:38PM

Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh lý da liễu khiến phụ huynh lo lắng khi con em mình mắc phải. Hiện nay tình trạng này cần được chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện nhi chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Bài viết hôm nay bạn đọc hãy cùng Tã Sữa Subin theo dõi chi tiết để phần nào hiểu rõ hơn nhé.

Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh lý này là hiện tượng phổ biến thường có ở trẻ sơ sinh, theo thống kê từ Bộ Y Tế thì các bé khi sinh ra sẽ có 60% mắc phải tình trạng này. Đặc biệt tỷ lệ này có thể tăng đến 80% đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng. Hiện tượng này khi bé mắc phải sẽ xuất hiện da và kết mạc mắt chuyển sang màu vàng (bởi thành phần bilirubin tăng cao khiến hồng cầu bị vỡ).

 

Vàng da là hiện tượng phổ biến đối với trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh phân thành 2 loại chính, bao gồm: Vàng da bệnh lý và sinh lý. Trong 2 loại vàng da của trẻ nhỏ thì dạng bệnh lý thường tiến triển nhanh, đồng thời còn để lại di chứng nguy hiểm nếu không chẩn đoán và điều trị sớm. Hậu quả nặng nhất của bệnh lý này đó là ảnh hưởng não hoặc tử vong. 

Vàng da sinh lý

Hiện tượng vàng da sinh lý xảy ra khi số lượng hồng cầu trong máu quá lớn, chức năng gan quá kém không có khả năng bài tiết mật của gan. Điều này dẫn đến tình trạng da, kết mạc mắt chuyển sang màu vàng khi hồng cầu vỡ ra giải phóng những yếu tố khiến bilirubin tăng tự do. Thông thường vàng da sinh lý sẽ có những triệu chứng như:

  • Bắt đầu xuất hiện các mảng vàng trên da từ ngày thứ 3 (sau khi sinh)
  • Tự động biến mất trong vòng 7 – 10 ngày
  • Các mảng vàng xuất hiện ở mức độ nhẹ (vàng da tại mặt, cổ, ngực, bụng)
  • Không xuất hiện triệu chứng bất thường về gan lách to, bỏ bú, sốt li bì hay thiếu máu,…
  • Nồng độ bilirubin/máu không vượt quá 12mg%
  • Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong vòng 24 tiếng

Đối với hiện tượng vàng da sinh lý, bệnh nhân không cần can thiệp y tế chỉ cần mẹ cho bú đầy đủ sữa thì cơ thể sẽ tự động đào thải hết bilirubin ra ngoài. Qua đó những mảng vàng sẽ tự biến mất trong vòng 1 – 2 tuần.

 

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da bệnh lý

Loại vàng da bệnh lý thì nguy hiểm hơn, chúng không thể tự khỏi và thường tiến triển rất nhanh. Các mảng vàng cũng xuất hiện nhiều và đi kèm với các triệu chứng khác, ví dụ như: Bỏ bú, sốt li bì, nôn trớ, phân bạc màu, quấy khóc,… Đối với vàng da bệnh lý, phụ huynh cần đặc biệt theo dõi một số yếu tố để xác định chính xác trước khi đưa đi chữa trị:

  • Mảng vàng trên da đậm màu hơn
  • Xuất hiện mảng vàng sau khi sinh 1 – 2 ngày tại nhiều vị trí (mặt, mắt, cánh tay, bụng, chân)

Nguyên nhân chính gây ra vàng da ở trẻ sơ sinh

Hầu hết nguyên nhân chính dẫn tới vàng da ở trẻ là do Bilirubin dư thừa, bên cạnh đó vẫn còn một số lý do bên lề khiến tình trạng này xuất hiện. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết về từng nguyên nhân, bạn đọc hãy theo dõi để xác định chính xác hơn cho con em mình: 

Bất đồng nhóm máu mẹ con

Khi xảy ra hiện tượng bất đồng nhóm máu mẹ và con, hệ thống miễn dịch từ người mẹ sẽ phá hủy hồng cầu của con. Ví dụ như: Mẹ nhóm máu O sinh ra bé có nhóm máu A hoặc B hoặc mẹ nhóm máu Rh âm sinh ra bé có nhóm máu Rh dương.

Giảm chức năng chuyển hóa Bilirubin

Vàng da ở trẻ sơ sinh khi xuất hiện bởi tình trạng này, hầu hết là do một số bệnh lý như hội chứng Crigler-Najjar, Gilbert, rối loạn chuyển hóa Tyrosin, suy giáp trạng bẩm sinh,…

 

Giảm chức năng chuyển hoá Bilirubin là nguyên nhân khiến bé bị vàng da

Tăng tái hấp thu Bilirubin từ ruột

Khi trẻ sinh ra mà môn vị bị hẹp, phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột non hoặc tắc ruột phân su,… thì nguy cơ tăng tái hấp thu Bilirubin sẽ cao hơn thông thường. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý vàng da ở trẻ.

Thiếu sữa

Thực tế có một số trường hợp các bé bị vàng da bởi nguồn sữa mẹ không đủ. Điều này khiến trẻ thiếu năng lượng, mất nước và tăng tái hấp thu Bilirubin nhanh hơn. Qua đó da của trẻ sẽ xuất hiện nhiều mảng vàng tại những vị trí khác nhau.

Cách chữa trị vàng da trẻ sơ sinh hữu ích

Hiện nay vàng da trẻ sơ sinh dạng sinh lý sẽ tự động hết trong vòng 7 – 10 ngày nếu mẹ cho trẻ bú thường xuyên. Qua đó chức năng gan của bé khi hoàn thiện sẽ nhanh chóng đào thải Bilirubin ra khỏi cơ thể.

Đối với dạng vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh thì phụ huynh không nên chủ quan, cần điều trị càng sớm càng tốt theo những phương pháp (dựa theo chỉ định từ bác sĩ) như sau:

  • Chiếu đèn: Phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả cao, đơn giản, không gây đau đớn
  • Thay máu: Phương pháp này chỉ được áp dụng khi bé xảy ra biến chứng (có khả năng bị nhiễm độc thần kinh)

 

Chiếu đèn là cách chữa vàng da cho trẻ sơ sinh được sử dụng nhiều nhất

Tham khảo thêm

Lời kết

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mà không phụ huynh nào mong muốn xảy ra trên cơ thể của con em mình. Dù tình trạng bệnh thuộc loại sinh lý hay bệnh lý thì ít nhiều vẫn ảnh hưởng tới thẩm mỹ, do đó Tã Sữa Subin hy vọng sau khi tham khảo bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn.

CỬA HÀNG TÃ SỮA SUBIN

  • Địa chỉ: Số 756B Âu Cơ, Phường 14, Tân Bình, TP HCM
  • SĐT: 0965.975.275 – 0989.707.045
  • Website: https://tasuasubin.com/

 

hang
Tin cùng chuyên mục :
BÌNH LUẬN