Sờ vào thóp trẻ sơ sinh có sao không?

Ngày:19/08/2022 lúc 09:55AM

Sờ vào thóp trẻ sơ sinh có sao không là điều khiến rất nhiều bố mẹ mới sinh con rất lo lắng. Để giải đáp được những thắc mắc để cha mẹ khỏi lo lắng cần tìm hiểu kỹ về vấn đề thóp của trẻ. Tã Sữa Subin sẽ là người bạn đồng hành cùng các bậc cha mẹ đi tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.

Thóp trẻ là gì ?

Thóp trẻ còn có một tên gọi khác thường được dùng đó là “cửa đầu”. Cửa đầu là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khớp được hết lại với nhau. Thóp trên đầu trẻ có 2 vị trí, thóp trước và thóp sau. Thóp trước là khe hở có hình thoi, đây là nơi nằm giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau là khe hở có hình tam giác, đây là nơi nằm giữa xương chẩm và xương đỉnh đầu.

 

Thóp trẻ còn có một tên gọi khác đó là “cửa đầu”

Trẻ sơ sinh có lỗ thóp to do các khớp xương chưa khớp kín với nhau. Thông thường sau 4 tháng các lỗ thóp này sẽ được khép kín. Sau 1 - 2 năm lỗ thóp này sẽ được khép kín hoàn toàn và sờ sẽ không thấy nữa. Thời gian khép kín lỗ thóp tùy thuộc vào từng trẻ. Nếu trẻ sau 2 năm chưa kín lỗ thóp hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra. 

Chức năng của thóp là gì ?

Chắc hẳn rất nhiều phụ huynh không biết thóp có chức năng gì đối với cơ thể trẻ. Thóp có chức năng rất quan trọng đó là cân bằng áp suất bên trong của não bộ. Trẻ khi sinh ra phần đầu sẽ bị ép rất chặt. Phần thóp sẽ là khoảng không đàn hồi để phần đầu và đặc biệt não trẻ không bị đau. 

Trong giai đoạn tập lẫy, tập bò hay tập đi trẻ thường xuyên bị chấn thương đặc biệt chấn thương vùng đầu. Vùng thóp này gần như phần đệm để tránh chấn thương não bộ bên trong khi trẻ bị ngã. Chính vì vậy thóp trẻ chính là một phần quan trọng đối với hệ thần kinh của cơ thể.

 

Trong giai đoạn dưới 2 tuổi trẻ thường xuyên bị ngã do tập bò, tập đi

Chức năng của thóp trẻ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Thóp góp phần rất lớn vào bảo vệ não bộ cho mỗi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi bậc cha mẹ cần tìm hiểu, tham khảo thông tin về trẻ để có cách chăm sóc phù hợp và đảm bảo sức khỏe cho con.

Sờ vào thóp trẻ sơ sinh có sao không ?

Sờ vào thóp trẻ sơ sinh có sao không là điều khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng vì khi sờ sẽ có cảm giác mềm. Thực chất nếu cha mẹ chỉ chạm nhẹ sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Phần thóp mềm nhưng có nhiều lớp màng dày bao bọc đảm bảo an toàn cho trẻ tuy nhiên không nên chủ quan sờ nhiều. Nếu lỡ tay hoặc va chạm có những tác động mạnh đến thóp chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến não bộ bên trong của trẻ.

 

Phần thóp tuy mềm nhưng có nhiều lớp màng dày bảo vệ

Hàng ngày người chăm sóc cũng nên sờ nhẹ vào thóp 2 - 3 lần để kiểm tra thóp trẻ thay đổi như thế nào. Mỗi thay đổi bất thường của việc đóng mở thóp cũng là dấu hiệu bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Khi thấy có dấu hiệu bất thường gia đình không được tự ý điều trị, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

Thóp đóng quá sớm

Thóp đóng quá sớm là dấu hiệu nghiêm trọng cha mẹ cần quan tâm và đưa con đi khám kịp thời. Khi thóp đóng quá sớm có thể do xương đầu  hoặc bộ não bên trong bé cốt hóa sớm. Nguyên nhân thóp đóng sớm có thể do di truyền bẩm sinh cũng có thể do thời kỳ mang thai sản phụ chiếu X quang hoặc do viêm não gây nên.

 

Thóp đóng quá sớm là dấu hiệu bệnh lý ở trẻ

Thóp đóng quá muộn

Cũng giống như đóng quá sớm, việc thóp đóng quá muộn cũng là tình trạng nguy hiểm. Thóp đóng muộn tức phần xương sọ 2 bên không khớp lại với nhau sau một thời gian dài. Nguyên nhân thóp đóng quá muộn có rất nhiều cần đưa trẻ đi kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành điều trị kịp thời.

Thóp đóng muộn có thể do xương sọ chậm cốt hóa, nguyên nhân này không quá nguy hiểm. Thóp đóng muộn cũng có thể do bệnh còi xương khiến xương chậm phát triển hoặc do chức năng tuyến giáp có vấn đề. Một nguyên nhân rất nguy hiểm khác nữa đó là do bộ não bên trong to bất thường khiến xương không thể khép kín.

Tham khảo thêm: 

Lời kết

Sờ vào thóp trẻ sơ sinh có sao không, không sao nếu sờ nhẹ nhàng và sờ để kiểm tra khả năng khép dần của thóp. Nếu thóp đóng chậm hoặc đóng nhanh cũng chính là dấu hiệu bệnh lý cần kiểm tra và điều trị. Chăm bé sơ sinh cần rất nhiều kĩ năng, không chỉ về thóp trẻ mà còn về chế độ dinh dưỡng, trang phục… Tã Sữa Subin chính là người bạn đồng hành của mỗi gia đình trong việc giáo dục và nuôi dạy con cái. Hãy cùng chúng tôi để xây dựng thế hệ cho mai sau được khỏe mạnh hơn.

CỬA HÀNG TÃ SỮA SUBIN

  • Địa chỉ: Số 756B Âu Cơ, Phường 14, Tân Bình, TP HCM 

  • SĐT: 0965.975.275 – 0989.707.045 

  • Website: https://tasuasubin.com/

 

Tasuasubin by Hang
Tin cùng chuyên mục :
BÌNH LUẬN